Dân Việt - Tại cuộc họp báo sáng nay (10.1), Thanh tra Chính phủ đã cho biết một số sai phạm khi thanh tra tại Đại học Quốc gia Hà Nội và kiến nghị xử lý trường này.
Tại cuộc thanh tra ở Đại học Quốc gia Hà
Nội, hiện đã có kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ
(TTCP) cho biết, cuộc thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm trong hoạt
động đào tạo, liên kết đào tạo của trường đại học này, thậm chí có dấu
hiệu vi phạm pháp luật, cần chuyển cơ quan điều tra làm rõ.
![]() |
Cuộc
thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm trong hoạt động đào tạo, liên kết
đào tạo của đại học này, thậm chí có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cần
chuyển cơ quan điều tra làm rõ.
TTCP đã đề
nghị yêu cầu Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội nộp trên 21,37 tỉ đồng do
đã yêu cầu các đơn vị trích nộp trái quy định về ngân sách Nhà nước. Đại
học Quốc gia Hà Nội cũng được yêu cầu tổ chức kiểm điểm xác định trách
nhiệm Giám đốc về việc ban hành các văn bản trái quy định, cấp phép cho
các đơn vị trực thuộc liên kết với nước ngoài trái thẩm quyền; vi phạm
điều kiện tuyển sinh, vi phạm Quy chế Đào tạo sau đại học....
Theo Danviet
Bản
tin Thời sự 19h của VTV1 hôm nay cho biết thêm: Ngoài việc yêu cầu Giám
đốc Đại học Quốc gia nộp lại cho nhà nước hơn 21 tỷ đồng, Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị không công nhận
bằng cấp cho hơn
2.000 cử nhân, thạc sĩ theo học chương trình liên kết đào tạo giữa ĐH
Quốc gia và ĐH Griggs, ĐH Delaware (Hoa Kỳ).
Báo Tuổi trẻ - Vụ “không công nhận 2.000 bằng cử nhân, thạc sĩ”: ĐHQG Hà Nội phản đối kết luận Thanh tra Chính phủ | ||
|
||
-
ĐH Quốc gia Hà Nội hoàn toàn ủng hộ việc thanh tra công tác quản lý
trong liên kết đào tạo. Tuy nhiên, kế hoạch thanh tra tại ĐH Quốc gia Hà
Nội có dấu hiệu bất thường. Kết luận và kiến nghị mà thanh tra công bố
rất thiếu căn cứ, nhiều cơ sở pháp lý được viện dẫn cũng hoàn toàn không
phù hợp.
*
Nhưng kết luận của thanh tra nêu: 16/20 chương trình liên kết đào tạo
của nhà trường không có thủ tục xác nhận tư cách pháp nhân của đối tác,
nhiều đối tác của ĐH Quốc gia là những cơ sở giáo dục cấp thấp ở nước
ngoài, thậm chí thấp hơn cả Việt Nam?
-
Kết luận này sai hoàn toàn. Liên kết đào tạo ở đây là cho phép các đơn
vị của mình liên kết với chương trình đào tạo nước ngoài. Nói chương
trình không được xác nhận tư cách pháp nhân nhằm ám chỉ chưa được Bộ
GD-ĐT xác nhận. Nhưng thực tế, giám đốc ĐH Quốc gia được Chính phủ cho
phép chịu trách nhiệm trong hợp tác quốc tế, nghĩa là có quyền thẩm định
tư cách pháp nhân của đối tác, không phải thông qua Bộ GD-ĐT.
*
Theo lý giải của Thanh tra Chính phủ thì sự vi phạm nghiêm trọng trong
liên kết đào tạo của đơn vị thuộc ĐH Quốc gia còn thể hiện ở chỗ việc
tuyển sinh cấp thạc sĩ, tiến sĩ quá dễ dàng, chỉ qua xét tuyển rất nhẹ
nhàng, lấy bằng thạc sĩ không cần bảo vệ luận văn, tham gia đào tạo cử
nhân không phải thi tuyển?
-
Hầu hết các chương trình đào tạo liên kết quốc tế đều do các ĐH nước
ngoài cấp bằng, không phải do ĐH Quốc gia Hà Nội cấp nên không thể quy
định thực hiện theo quy chế đào tạo trong nước được.
Thực
tế, hầu hết các trường ĐH nước ngoài đều thiết kế hai chương trình đào
tạo bậc thạc sĩ: định hướng nghiên cứu và định hướng thực hành. Làm luận
văn chỉ dành cho thạc sĩ định hướng nghiên cứu, còn chương trình định
hướng thực hành cần dành thời lượng cho các môn học và nội dung thực
hành nên chỉ viết tiểu luận tốt nghiệp.
Các
chương trình liên kết đào tạo của ĐH Kinh tế bị thanh tra kết luận sai
phạm thực chất là thực hiện phù hợp với quy định của quy chế ĐH Quốc
gia.
*
Hơn 2.000 cử nhân, thạc sĩ theo học chương trình liên kết đào tạo giữa
ĐH Quốc gia và ĐH Griggs, ĐH Delaware (Hoa Kỳ) đang rất hoang mang khi
nhận được thông tin Thanh tra Chính phủ mạnh tay kiến nghị không công
nhận bằng cấp cho họ. Ông muốn nói gì với các học viên của mình?
-
ĐH Quốc gia đã có báo cáo giải trình rất đầy đủ gửi đến Thanh tra Chính
phủ yêu cầu điều chỉnh kết luận thanh tra và có công văn kiến nghị khẩn
cấp xem xét lại bản kết luận đó. Chương trình đào tạo MBA của Griggs
chỉ liên quan đến chuyên ngành quản trị kinh doanh, không có môn nào
liên quan đến tôn giáo, không có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Ngoài hơn
2.000 em đã được cấp bằng, chương trình liên kết này vẫn đang đào tạo
cho những lứa học viên hiện tại.
Tôi
khẳng định kiến nghị của thanh tra là không đúng pháp luật và không
hiểu biết. Các học viên hoàn toàn yên tâm về những tấm bằng do các
chương trình liên kết đào tạo tại ĐH Quốc gia đã cấp cho các em.
|
http://vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N13029/Bao-Tuoi-tre---Vu-%E2%80%9Ckhong-cong-nhan-2.000-bang-cu-nhan,-thac-si%E2%80%9D:-dHQG-Ha-Noi-phan-doi-ket-luan-Thanh-tra-Chinh-phu.htm